Đề án huyện Đông Anh, Gia Lâm lên quận vào cuối năm nay

UBND các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án đầu tư, xây dựng các huyện thành quận để hoàn thành việc đạt các tiêu chí thành lập quận, phường; rà soát, đánh giá mức độ đạt các tiêu chí này.

Đối với các tiêu chí chưa đạt, các địa phương xây dựng giải pháp, cân đối nguồn lực để thực hiện đạt tiêu chí; tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, đề xuất về các sở chuyên ngành, Ban Chỉ đạo Đề án đầu tư, xây dựng 5 huyện thành quận, chỉ đạo các sở, ngành tháo gỡ hoặc tham mưu UBND thành phố giải quyết. Các sở, ngành hướng dẫn các huyện rà soát, đánh giá các tiêu chí; phối hợp với 5 huyện để đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí, báo cáo kết quả về Ban Chỉ đạo thành phố.

Liên hệ vấn đề việc Đông anh lên quận

Về hoàn thiện hồ sơ, Đề án và thực hiện các quy trình, thủ tục báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập quận, phường, Ban Chỉ đạo sẽ báo cáo UBND thành phố, Thành ủy về việc hoàn thiện hồ sơ, Đề án đối với 2 huyện Đông Anh, Gia Lâm hoàn thành trong tháng 6-2023; đối với 3 huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì hoàn thành trong quý II-2024.

Đối với khu Bắc

Mức độ phát triển đô thị chưa mạnh mẽ bằng khu Đông, tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý rằng trong mô hình phát triển, Thủ đô sẽ theo cấu trúc một đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh, đồng thời phát triển thêm mô hình thành phố trong thành phố. Hà Nội đã xác định sẽ có 2 thành phố trực thuộc là thành phố bên bờ Bắc sông Hồng (gồm Mê Linh – Đông Anh – Sóc Sơn) và đô thị Hòa Lạc (dựa trên cấu trúc đô thị đã định hình với khu công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia, Làng văn hóa các dân tộc…, vốn dĩ đã được xác định là một trong năm đô thị vệ tinh của Hà Nội). Như vậy, sự phát triển của khu Bắc cũng chỉ là vấn đề thời gian.

Tại Đông Anh, có những dự án đang “đắp chiếu” cho cỏ mọc um tùm nhiều năm, trong đó phải kể tới dự án Thành phố thông minh của Tập đoàn BRG và dự án Công viên Kim Quy của Tập đoàn Sungroup. Đây là một sự lãng phí rất lớn, cần sớm có các giải pháp xử lý, cho dù đó là trách nhiệm từ phía chủ đầu tư hay chính quyền.

PV: Ông có thể phân tích sâu hơn về những lợi thế của khu Bắc để trở thành một cực phát triển đô thị của Thủ đô?

Huyện Đông Anh xây dựng nông thôn mới thế nào

Xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu được xem là bước đệm để huyện Đông Anh (Hà Nội) tạo nền tảng phát triển đô thị, nỗ lực trong cuộc đua lên quận trong thời gian tới.

Tìm hiểu thời điểm đông anh lên quận

Đông Anh phấn đấu hoàn thành “5 có, 3 không”
Thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Thành phố Hà Nội về ban hành các bộ tiêu chí xã nông thôn mới, huyện nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025, UBND huyện Đông Anh đã chỉ đạo các phòng ban, đơn vị có liên quan, các xã tập trung đánh giá, rà soát kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao theo bộ tiêu chí mới để xây dựng kế hoạch duy trì, nâng cao các tiêu chí đã đạt, hoàn thành các tiêu chí chưa đạt.

Bà Nguyễn Thị Tám – Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh cho biết, huyện đang tích cực triển khai xây dựng nông thôn mới nâng cao. Trong đó, với tiêu chí giao thông, đòi hỏi không chỉ hệ thống đường liên xã, đường trục thôn được nhựa hóa, bê tông hóa, mà còn phải bố trí hệ thống báo hiệu đường bộ theo quy chuẩn. Về tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, 100% số thôn phải có nhà văn hóa, điểm vui chơi giải trí và thể thao cho trẻ em, người cao tuổi… Đây cũng là những yêu cầu đặt ra đối với phát triển đô thị mà địa phương trong huyện phải thực hiện.

Tổng kết

Khảo sát của giới đầu tư BĐS cho thấy, tại Đông Anh, nhiều vị trí đất khu vực đê tả sông Hồng giá đã tăng lên trên 30 triệu đồng/m2, thay vì mức dưới 20 triệu đồng/m2 trước đó hơn 1 năm. Giá đất tại nhiều con ngõ rộng tầm 3m dọc trục đường Võ Nguyên Giáp, đoạn thuộc xã Vĩnh Ngọc lên đến 50 triệu đồng/m2, một số ngõ nhỏ hơn giá đất cũng có thể lên đến 30 triệu đồng/m2…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *